Câu truyện Rượu PanSiPan

CÂU TRUYỆN SẢN PHẨM

Rượu Pansipan

Rượu là thực phẩm không thể tách rời trong sinh hoạt đời sống văn hóa, lễ hội của người dân Việt Nam. Rượu cũng còn là một nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của từng vùng miền, đặc biệt ở một số khu vực vùng cao, dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi phía bắc. Ngoài ra rượu còn là phương tiện bày tỏ tình cảm, lòng hiếu khách của người dân. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay rượu là phương tiện giao tiếp và là thực phẩm không thể thiếu trong các Lễ hội, bàn tiệc, hiếu hỉ…

Huyện Bát Xát là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất rượu thủ công, tập trung chính vào sản xuất rượu thóc. Hiện nay có nhiều sản phẩm rượu thóc của Bát Xát có thương hiệu trên thị trường được nhiều người tiêu dùng biết đến như rượu San Lùng, rượu Pansipan, rượu Sim San, rượu Séng Cù, rượu Nậm Pung.

Xã Mường Vi là một xã chuyên sản xuất thóc Séng Cù của huyện Bát Xát, cách xa trung tâm huyện trên 20 km. Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc người Giáy, Dao với nhiều nét văn hóa truyền thống, ngoài việc trồng cấy lúa Séng Cù đặc sản, người dân nơi đây còn sản xuất rượu thủ công là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Rượu nấu từ thóc Séng Cù có hương vị thơm ngon đặc biệt, trước những ưu thế nổi bật của vùng nguyên liệu trù phú cũng như nguồn nước và khí hậu được thiên nhiêu ưu đãi. Rượu trắng nấu từ thóc Séng Cù mang nhãn hiệu Pansipan cũng được sản xuất tại nơi đây.

Theo truyền thuyết, Mường Vi trước kia còn gọi là Mường Tiên, nơi đây phong cảnh núi non hùng vĩ, thơ mộng, nơi các vị tiên trên trời thường bay xuống dạo chơi, ngắm cảnh và ở lại trong động Thuỷ Tiên hàng ngày. Trong động Thủy Tiên có dòng suối mát trong veo chảy ra nên được gọi là nước tiên, nguồn nước đầy dưỡng chất này đã tưới mát cho cánh đồng Mường Vi sản xuất ra gạo Séng Cù loại gạo đặc biệt thơm ngon, dẻo nức tiếng mọi miền.

Câu chuyện rượu PanSiPan được bắt đầu vào vụ mùa năm xưa, năm mà Ngọc Hoàng bắt các nàng tiên về trời, lưu luyến khôn nguôi cảnh trần thế các nàng Tiên đã khóc, những giọt nước mắt lăn dài trên những triền đồi, cánh đồng lúa Mường Vi. Cảm động trước những tình cảm của các nàng Tiên, cây cối đua hoa kết trái, thóc ngoài đồng nẩy mậm trên bông. Khi các nàng Tiên đã về trời, không còn nước mắt rơi. Một gia đình họ Tiên (gọi là Tiền Phong) ra ruộng thu hái thóc mang về, khi thấy nhiều hạt thóc đã nẩy mậm trên bông, nghĩ rằng đây là những mậm thóc Tiên ban, Tiên Phong tách những hạt thóc nẩy mậm chuyển vào đõ gỗ sồi của núi rừng Hoàng Liên, kết hợp với các loại thảo dược tạo thành men lá, cùng với nguồn nước tinh khiết được lấy từ động Thủy Tiên, đã cho ta những giọt tửu tiên ngây ngất lòng người.

Với quy trình chưng cất rượu thủ công, cùng với Men lá thảo dược cổ truyền của đồng bào dân tộc Dao đỏ, Nước suối nguồn Thủy Tiên kết hợp với cách nấu bí quyết và kinh nghiệm truyền thống của đồng bào Dân tộc tại xã Mường Vi, đã cho ra những giọt rượu Tửu Tiên. Nhấm ngụm Tửu Tiên thấy tê tê, ngòn ngọt đầu lưỡi, và đặc biệt hơn mùi thơm hương cốm mãi lưu lại trong mỗi tâm hồn thực khách thập phương.

 

QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU PANSIPAN

Thóc Séng Cù thu hoạch từ ruộng về được xấy khô, quạt sạch lửng, lép, lưu vào kho sau 60 ngày mới đem nấu. Khi nấu, đem nguyên liệu thóc ra ngâm nước 1giờ, rửa sạch cho đến nước trong, vỏ thóc sáng, cho thóc vào nồi bung cho đến khi hạt thóc chín, nước cạn, vỏ trấu nứt ra, lộ cơm gạo trắng trong, rỡ ra nong, để nguội, rắc bột men lá địa phương, trộn đều, cho vào chum sành ủ. Một vài ngày sau, tùy theo thời tiết, thóc chín men, thơm mùi cơm rượu, đổ nước mạch nguồn vào xâm xấp mặt thóc, rồi ngâm thêm từ 22 – 30 ngày tùy theo chất men và thời tiết. Khi men cái rượu đã gấu được chưng cất rượu bằng chảo gang lớn, trõ gỗ sồi, đun lửa nhẹ, rượu đầu thu được tách riêng để trưng cất lại, rượu sau thu được, được lọc qua thiết bị lọc khử độc tố, sản phẩm rượu sau khi lọc khử độc tố được đưa vào thùng khuấy hòa tan các Ion đưa về nồng độ ổn định, sau đó tiếp tục lọc qua thiết bị lọc tinh, sản phẩm sau lọc tinh được đưa vào chum sành ủ trong hầm mát từ 14 – 16 tháng, đảm bảo độ êm dịu, lên hương, sau đó sản phẩm được đóng bình, nậm đưa ra thị trường.

 

Tin Liên Quan