Câu truyện Giấm Táo Mèo Hoàng Liên

CÂU TRUYỆN SẢN PHẨM

               Giấm Táo Mèo Hoàng Liên

Loài người đã biết chế tạo và sử dụng giấm từ khoảng 5000 năm trước công nguyên, người Babylon đã biết dùng trái chà là để làm rượu và giấm. Vết tích của giấm đã được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại từ 3000 năm trước công nguyên. Theo sự tích Thần Nông, giấm cũng được tìm thấy ở Trung Quốc từ đời nhà Hạ, 2000 năm trước công nguyên. 500 năm trước công nguyên, ở Hy Lạp, Hippocrates, vị cha đẻ của ngành y học hiện đại, đã dùng giấm làm từ nước táo hòa với mật ong để trị những bệnh ho và cảm lạnh. Giấm là một chất lỏng có vị chua, được hình thành từ sự lên men của rượu Etylic. Trong dân gian, người dân đã sử dụng nước rượu nhạt (nước rượu cuối) kết hợp với đường ủ lên men tạo thành giấm. Một số nơi còn sử dụng các loại hoa quả để sản xuất giấm như giấm Chuối, giấm Táo, giấm Nho, giấm Vải thiều,… Từ xưa, giấm đã là một thực phẩm quan trọng và được sử dụng nhiều trong các nền ẩm thực châu Áchâu Âu. Giấm được dùng nhiều trong ẩm thực, là gia vị chế biến các món ăn, nước chấm để tạo vị chua. Giấm còn được dùng để muối chua rau quả nhằm để tồn trữ được lâu hơn. Ngoài ra, giấm cũng được dùng nhiều trong y học với công dụng sát trùng nhẹ làm giảm đau những vết bỏng hay vết rộp,..

Giấm là sản phẩm hữu cơ lên men, là gia vị không thể thiếu trong ngôi nhà Ẩm thực Việt Nam, tại ba miền Bắc, Trung, Nam gia vị giấm ăn được hiện hữu trong các món salat, dưa muối, các món chấm, ngoài ra giấm còn có tác dụng hỗ trợ làm đẹp, hỗ trợ tăng cường sức khỏe như kích thích tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, sát trùng, kháng khuẩn,…

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở phía tây bắc tổ quốc. Với địa hình chia cắt mạnh, một số vùng cao của Lào Cai có tiểu vùng khí hậu rất thích hợp với các loại cây ôn đới, có nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm đặc trưng như: Rau ôn đới, Tương ớt, Miến dong, Gạo Séng Cù, Cá nước lạnh, Chè xanh và các sản phẩm chế biến từ thảo dược, gia vị của dãy núi rừng Hoàng Liên. Tại Lào Cai cây táo mèo phân bố tự nhiên tại khu vực đồi núi có độ cao từ 700m – 2000m so với mực nước biển ở các huyện Sa Pa, Bát Xát và huyện Văn Bàn, trong đó số lượng cây táo mèo tự nhiên có tại các xã Dền Sáng, xã Y Tý của huyện Bát Xát là nhiều nhất, hàng năm cung cấp ra thị trường với sản lượng từ 30 – 35 tấn quả, chất lượng quả tốt nhất trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Thị trường Giấm hoa quả Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế, tại kệ hàng của các Siêu thị lớn đang có các sản phẩm sản phẩm Giấm hoa quả nhưng đến 80% là sản phẩm nhập khẩu, số lượng sản phẩm được sản xuất trong nước rất ít, hiện chỉ có sản phẩm Giấm vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang và một số cơ sở sản xuất giấm táo nhỏ lẻ tại các địa phương khác. Nhận thấy huyện Bát Xát có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng quả tốt. Vào vụ Táo mèo năm 2017, HTX Tiên Phong Mường Vi được Viện thực phẩm Hà Nội chuyển giao kỹ thuật sản xuất Giấm từ quả Táo Mèo, quả Dứa, HTX đã sản xuất thử nghiệm cho ra sản phẩm Giấm táo mèo với chất lượng đảm bảo, chi phí giá thành phù hợp với thị trường. Năm 2018 HTX đã sản xuất lô sản phẩm đầu tiên với 3000 lít đóng chai thương phẩm. Kế hoạch năm 2019 HTX sản xuất > 15000 lít. Với công dụng dùng làm gia vị chế biến thực phẩm, đồ uống, khử mùi, tẩy sạch, làm đẹp, hỗ trợ sức khỏe, điều trị bệnh. Cùng với mẫu mã bao bì đẹp, đảm bảo, thông tin truy xuất nguồn gốc đầy đủ. HTX sẽ đưa thương hiệu Giấm táo mèo Hoàng Liên của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến tay người tiêu dùng trên cả nước và hướng tới xuất khẩu.

 

Tin Liên Quan